Thursday, November 3, 2011
Sunday, August 14, 2011
Bài Đọc Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
BÀI ĐỌC I: Kh 11, 19a; 12, 1-6a, 10ab
“Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Đền thờ Thiên Chúa trên trời đã mở ra. Và một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con.
Lại một điềm lạ khác xuất hiện trên trời: một con rồng đỏ khổng lồ, có bảy đầu, mười sừng, và trên bảy đầu, đội bảy triều thiên. Đuôi nó kéo đi một phần ba tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh con ra, thì nuốt lấy đứa trẻ.
Bà sinh được một con trai, Đấng sẽ dùng roi sắt mà cai trị muôn dân: Con Bà được mang về cùng Thiên Chúa, đến tận ngai của Người. Còn Bà thì trốn lên rừng vắng, ở đó Bà được Thiên Chúa dọn sẵn cho một nơi.
Và tôi nghe có tiếng lớn trên trời phán rằng: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta, và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện”.
ĐÁP CA: Tv 44, 10bc. 11. 12ab. 16
Đáp: Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng (c. 10b).
1) Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng ròng lộng lẫy.
2) Xin hãy nghe, thưa Nương Tử, hãy coi và hãy lắng tai, hãy quên dân tộc và nhà thân phụ.
3) Để Đức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của Cô Nương, hãy phục vụ Người.
4) Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Đức Vua.
BÀI ĐỌC II: 1 Cr 15, 20-26
“Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Chúa”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực. Nhưng Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết, bởi Người đã bắt mọi sự quy phục dưới chân Người.
ALLELUIA:
Alleluia, alleluia! – Đức Maria được mời gọi lên trời; đạo binh các thiên thần mừng rỡ hân hoan. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 1, 39-56
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại:
Người nâng cao những người phận nhỏ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
“Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”.
Và Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời”.
Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà Mình.
(Nguồn: giaoly.org)
Thursday, April 7, 2011
Kính mời thăm gia trang mới tại đây: http://fxphambinhthuan.wordpress.com/
Kính mời thăm gia trang mới tại đây:
http://fxphambinhthuan.wordpress.com/http://fxphambinhthuan.wordpress.com/
http://fxphambinhthuan.wordpress.com/http://fxphambinhthuan.wordpress.com/
Sunday, April 3, 2011
Ánh Sáng và Bóng Tối (Jn 9: 1-41)
Con Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối, từ muôn đời đến muôn đời (Jn 9:1-41)
Các luồng sáng tỏa ra rực rỡ và những vệt tối lan sâu trong Kinh Thánh, từ lúc khởi sự đến hồi kết thúc, bắt đầu từ các câu mở đầu của sách Sáng Thế: "Và Thiên Chúa phán, 'Hãy có ánh sáng', liền có ánh sáng. Và Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối "(Gen 1:3-4).
Tin Mừng Thánh Gioan mở đầu với một song hành có chủ đích với chương 1 của sách Sáng Thế, mô tả Ngôi Lời Nhập Thể là "ánh sáng cho nhân loại," với giải thích, "ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng" (Jn 1: 4-5). "Tôi là ánh sáng thế gian," Chúa Giêsu công bố, "ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống" (Jn 8: 12). Điều này, tất nhiên, đã làm tăng sự mâu thuẫn giữa ánh sáng và bóng tối, và một số lãnh đạo tôn giáo đã tìm cách ném đá Chúa Giêsu ngay trước khi các sự việc xảy ra trong Phúc Âm hôm nay (xem Jn 8: 58-59.).
Câu chuyện của Chúa Giêsu chữa lành cho người mù bẩm sinh vạch ra cách ngoạn mục sự lựa chọn của một số người để đón lấy ánh sáng và sự sống trong khi những người khác chìm ngập trong bóng tối và sự chết. Thiên Chúa, trong sách Sáng Thế chương 1, đã phân rẽ ánh sáng và bóng tối khi tạo dựng vũ trụ, Thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu phân rẽ ánh sáng từ bóng tối – trước tiên, bằng cách thực hiện một phép lạ về thể chất và thứ hai, trong cách tỏa ánh sáng của đức tin trên người mù. Người đàn ông mù bẩm sinh tiến bước trong một hành trình ngoại thường đi vào ánh sáng, trong khi ngay cả những người Pharisiêu cứ vấp ngã trong bóng tối.
Hành động của Chúa Giêsu lấy đất làm bùn từ nước miếng của mình và bôi nó trên mắt của người mù là hoàn toàn nhưng không, người mù rõ ràng không nói điều gì cả. Thay vào đó, ông chỉ lắng nghe và vâng lời, và nói với hàng xóm kinh ngạc của ông, rằng Chúa Giêsu đã bảo ông đến rửa trong hồ Siloam, "Vì vậy, tôi đã đi, đã rửa và đã nhìn thấy." Ông biết Chúa Giêsu đã chữa lành ông, nhưng rất ít điều gì khác. Tuy nhiên, ông hẳn đã dành thời giờ suy nghĩ về phép lạ, bởi vì khi những người Pharisiêu tra ép ông về danh tính của Chúa Giêsu, ông nói, "Người là một vị ngôn sứ."
Sự tăng trưởng trong tinh thần này đi song song với việc biến đổi thể lý từ bị mù đến có được mắt sáng. Và nó vẫn tiếp tục, vì khi bị hỏi lần thứ hai bởi người Pharisiêu, những người đã ngạo mạn tuyên bố rằng họ biết Chúa Giêsu là một người tội lỗi (vì không giữ ngày Sa-bát), người đàn ông đã mỉa mai cái kiểu cách của họ không chịu nhận lời chứng của mình và thực tế rõ ràng của phép lạ. Về phần những người Pharisiêu, họ lại vô tình thừa nhận sự thật: "Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê, nhưng chúng ta không biết ông Giêsu ấy ở đâu mà đến."
Như thế, người mù bẩm sinh ban đầu chỉ biết chút ít, nhưng tăng trưởng nhanh chóng trong hiểu biết thực sự, trong khi những người Pharisêu, những người tuyên bố rằng mình biết nhiều, đã chứng tỏ là họ không thể học được gì về Thiên Chúa, hoặc bởi Thiên Chúa. Người đàn ông đã làm một phép trừ thần học: chỉ một người nào đó từ Thiên Chúa mới có thể chữa lành cái mù cho ông. Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa, và do đó, thuần thành và thánh thiện. Thay vì thừa nhận cái sai lầm của mình và sự mù lòa của họ, những người Pharisiêu đã đóng nhãn người đàn ông là kẻ có tội và loại anh ta ra. "Sự mù quáng của con người quá bao la đến mức," như Thánh Augustine đã viết trong Confessions, "người ta thậm chí còn vinh vang trong sự mù lòa của họ!"
Còn một bước cuối cùng để cho con người tiếp nhận ánh sáng của đức tin. Một lần nữa, chính Chúa Giêsu đã kéo anh ta ra và hỏi, "Anh có tin vào Con Người không?" Thiên Chúa, người yêu thương nhân loại, hằng ngỏ ý cống hiến đức tin, thường thông qua các câu hỏi hối thúc: Ta là ai? Bạn có tin vào ta? Bạn có cần ta không? Người đàn ông, sau khi biết rằng ông đang nhìn lên khuôn mặt của Con Người, chỉ cần nói: "Thưa Ngài, tôi tin", và thờ lạy Chúa Giêsu.
Chương cuối cùng của Kinh Thánh, mô tả các tôi tớ Thiên Chúa thờ lạy Con Chiên ở trên trời, xác định, "họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đến đèn đuốc và ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ ..." (Rev 22:3-5). Tại tận cùng lịch sử, Con Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối, cho hết thảy muôn muôn đời.
(Nguồn: Carl Olson - Our Sunday Visitor)
Tin Mừng Thánh Gioan mở đầu với một song hành có chủ đích với chương 1 của sách Sáng Thế, mô tả Ngôi Lời Nhập Thể là "ánh sáng cho nhân loại," với giải thích, "ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng" (Jn 1: 4-5). "Tôi là ánh sáng thế gian," Chúa Giêsu công bố, "ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống" (Jn 8: 12). Điều này, tất nhiên, đã làm tăng sự mâu thuẫn giữa ánh sáng và bóng tối, và một số lãnh đạo tôn giáo đã tìm cách ném đá Chúa Giêsu ngay trước khi các sự việc xảy ra trong Phúc Âm hôm nay (xem Jn 8: 58-59.).
Câu chuyện của Chúa Giêsu chữa lành cho người mù bẩm sinh vạch ra cách ngoạn mục sự lựa chọn của một số người để đón lấy ánh sáng và sự sống trong khi những người khác chìm ngập trong bóng tối và sự chết. Thiên Chúa, trong sách Sáng Thế chương 1, đã phân rẽ ánh sáng và bóng tối khi tạo dựng vũ trụ, Thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu phân rẽ ánh sáng từ bóng tối – trước tiên, bằng cách thực hiện một phép lạ về thể chất và thứ hai, trong cách tỏa ánh sáng của đức tin trên người mù. Người đàn ông mù bẩm sinh tiến bước trong một hành trình ngoại thường đi vào ánh sáng, trong khi ngay cả những người Pharisiêu cứ vấp ngã trong bóng tối.
Hành động của Chúa Giêsu lấy đất làm bùn từ nước miếng của mình và bôi nó trên mắt của người mù là hoàn toàn nhưng không, người mù rõ ràng không nói điều gì cả. Thay vào đó, ông chỉ lắng nghe và vâng lời, và nói với hàng xóm kinh ngạc của ông, rằng Chúa Giêsu đã bảo ông đến rửa trong hồ Siloam, "Vì vậy, tôi đã đi, đã rửa và đã nhìn thấy." Ông biết Chúa Giêsu đã chữa lành ông, nhưng rất ít điều gì khác. Tuy nhiên, ông hẳn đã dành thời giờ suy nghĩ về phép lạ, bởi vì khi những người Pharisiêu tra ép ông về danh tính của Chúa Giêsu, ông nói, "Người là một vị ngôn sứ."
Sự tăng trưởng trong tinh thần này đi song song với việc biến đổi thể lý từ bị mù đến có được mắt sáng. Và nó vẫn tiếp tục, vì khi bị hỏi lần thứ hai bởi người Pharisiêu, những người đã ngạo mạn tuyên bố rằng họ biết Chúa Giêsu là một người tội lỗi (vì không giữ ngày Sa-bát), người đàn ông đã mỉa mai cái kiểu cách của họ không chịu nhận lời chứng của mình và thực tế rõ ràng của phép lạ. Về phần những người Pharisiêu, họ lại vô tình thừa nhận sự thật: "Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê, nhưng chúng ta không biết ông Giêsu ấy ở đâu mà đến."
Như thế, người mù bẩm sinh ban đầu chỉ biết chút ít, nhưng tăng trưởng nhanh chóng trong hiểu biết thực sự, trong khi những người Pharisêu, những người tuyên bố rằng mình biết nhiều, đã chứng tỏ là họ không thể học được gì về Thiên Chúa, hoặc bởi Thiên Chúa. Người đàn ông đã làm một phép trừ thần học: chỉ một người nào đó từ Thiên Chúa mới có thể chữa lành cái mù cho ông. Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa, và do đó, thuần thành và thánh thiện. Thay vì thừa nhận cái sai lầm của mình và sự mù lòa của họ, những người Pharisiêu đã đóng nhãn người đàn ông là kẻ có tội và loại anh ta ra. "Sự mù quáng của con người quá bao la đến mức," như Thánh Augustine đã viết trong Confessions, "người ta thậm chí còn vinh vang trong sự mù lòa của họ!"
Còn một bước cuối cùng để cho con người tiếp nhận ánh sáng của đức tin. Một lần nữa, chính Chúa Giêsu đã kéo anh ta ra và hỏi, "Anh có tin vào Con Người không?" Thiên Chúa, người yêu thương nhân loại, hằng ngỏ ý cống hiến đức tin, thường thông qua các câu hỏi hối thúc: Ta là ai? Bạn có tin vào ta? Bạn có cần ta không? Người đàn ông, sau khi biết rằng ông đang nhìn lên khuôn mặt của Con Người, chỉ cần nói: "Thưa Ngài, tôi tin", và thờ lạy Chúa Giêsu.
Chương cuối cùng của Kinh Thánh, mô tả các tôi tớ Thiên Chúa thờ lạy Con Chiên ở trên trời, xác định, "họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đến đèn đuốc và ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ ..." (Rev 22:3-5). Tại tận cùng lịch sử, Con Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối, cho hết thảy muôn muôn đời.
(Nguồn: Carl Olson - Our Sunday Visitor)
Wednesday, March 30, 2011
“Giờ” của Chúa Giêsu (Jn 4)
Mười Bảy lần Tin Mừng của Gioan đề cập đến "giờ" của Chúa Giêsu. Trong nửa đầu của sách Tin Mừng, "Giờ" là một thời điểm rất được mong đợi trong sứ vụ của Chúa Giêsu, hằng liên tục nắm bắt sự chú ý của người đọc và dẫn dắt diễn tiến của tường thuật (Jn 2:04; 4:21, 5:25, 7:30, 8:20). Trong nửa sau của sách Tin Mừng, độc giả khám phá ra rằng Chúa Giêsu tiến đến "giờ" của mình chỉ trong những ngày cuối của đời mình (Jn 12: 23, 27; 13:01; 17:01). Từ ngữ "giờ" ở đây mang ý nghĩa gì, và tại sao nó lại là tập chú duy nhất trong sứ mệnh của Chúa Giêsu?
Một phân tích cẩn thận của Tin Mừng Thứ Tư cho thấy hai chiều kích của từ ngữ "giờ" bí ẩn này, một bắt nguồn từ trong đời sống lịch sử của Đức Kitô và chiều kích kia từ trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội.
GIỜ MANG CHIỀU KÍCH LỊCH SỬ
"Giờ" của Đức Kitô trước tiên và quan trọng nhất là thời gian đã định cho Cuộc Thương Khó của Người, mà trong phúc âm Gioan, cũng như trong tất cả các Phúc Âm, là thời kỳ cao điểm trong sứ vụ của mình. Trước thời gian này, các nỗ lực từ các kẻ thù của Chúa Giêsu nhằm bắt giữ Người đều là vô ích bởi vì "giờ" của Người chưa đến (Jn 7:30; 08:20). Tuy nhiên, đồng hồ bắt đầu tích tắc vào lúc khởi đầu của Tuần Thương Khó, khi Chúa Giêsu tuyên bố rằng "giờ" vinh quang của Người sau cùng đã đến (Jn 12:23). Mặc dù gặp khó khăn bởi các thử thách đau đớn sẽ bất thần chộp lấy Người trong "giờ" này (Jn 12:27), Chúa Giêsu đón nhận triển vọng của đau khổ như là "giờ" khi Người sẽ vượt ra khỏi thế gian này đi về cùng Chúa Cha trên trời (Jn 13:1). Các môn đệ của Người cũng thế, sẽ chia sẻ trong cuộc thử thách này khi "giờ" sẽ giáng tới họ với nỗi sợ hãi và đau đớn của một người phụ nữ trong lúc lâm bồn (Jn 16: 21-22). Ở cấp độ lịch sử, như thế, "giờ" là thời gian khi Đức Kitô trải qua các đau khổ do sự phản bội và các cơn đau đớn cực độ trên thể xác, cuối cùng treo lên trên cây Thánh Giá do tình yêu đối với Chúa Cha và làm sự hy sinh cho sự cứu rỗi của chúng ta. Chính "giờ" nhục nhã này và cái chết của Đức Kitô trong Phúc Âm Gioan là "giờ" tôn dương của Người mà sẽ trở thành cội nguồn sự sống cho thế gian.
GiỜ MANG CHIỀU KÍCH PHỤNG VỤ
Nếu "giờ" của Đức Kitô được liên kết với các sự kiện lịch sử trong Cuộc Thương Khó của Người, nó còn vươn tới việc tưởng nhớ trong phụng vụ về các sự kiện này trong đời sống của Giáo Hội. Nhiều xác chứng về "giờ" của Chúa Giêsu từ đó được kết nối với việc phụng tự Kitô giáo.
l. Trong Jn 2: 4, Chúa Giêsu đáp trả điều thỉnh cầu của Đức Mẹ về rượu bằng một lời khó hiểu "Giờ của tôi chưa đến." Tiền đề tiềm ẩn ở đây, có vẻ như là, khi “giờ” vẫn đang xa xôi này cuối cùng sẽ đến, Người kỳ vọng sẽ cung cấp chan hòa loại rượu ngon nhất (Jn 2: 10). Điều này có thể được đọc như là một ám chỉ đến phụng vụ, nơi mọi tín hữu trên toàn thế giới tụ họp lại để thờ phượng Đấng Kitô khi Người đổ chính mình Người vào chén thánh thể trong hình dấu rượu nhìn thấy được.
2. Trong Jn 4: 21-23, Chúa Giêsu khẳng định rằng "giờ" đang đến của Người hoàn toàn liên hệ đến nghi thức phụng vụ và không phải chỉ với bất kỳ sự thờ phượng nào, nhưng một sự thờ phượng trong tinh thần suy tôn Đức Chúa Cha, trổi vượt hơn bất kỳ mọi sự thờ phượng được biết đến trước đây ở Samaria, hoặc thậm chí ở Israel! Sự thờ phượng đặc thù của "giờ" ở đây sẽ không bị hạn chế vào địa điểm đặc biệt là núi thánh, nhưng sẽ thực sự nâng tín hữu lên đến một tầm cao mới trên thiên quốc trong Chúa Thánh Thần (Rev 1:10, chương 4 và 5).
3. Trong Jn 5:25-29, Chúa Giêsu nhìn đến "giờ" của mình như là một thời điểm khi những người đã chết sẽ nghe tiếng của mình và sống trở lại. Điều này, cũng thế, có các kết nối với các nghi thức phụng vụ, nơi Đức Kitô vẫn tiếp tục nói thông qua Kinh Thánh và thức tỉnh các linh hồn đang bị chìm đắm trong tội lỗi.
4. Cuối cùng, "giờ" của Đức Kitô sẽ đem lại một mùa gặt cho các tín hữu từ mọi quốc gia, bởi vì Chúa Giêsu, như một hạt lúa mì đã chết và được chôn trong đất, khíến cho Israel và mỗi quốc gia nảy mầm thành cuộc sống mới (Jn 12:20-24). Ân phúc này có được không chỉ thông qua cái chết của Đức Kitô, mà còn thông qua sự sống lại và nhân tính được tôn vinh của Người, đó là hạt lúa mì trở nên "bánh sự sống" cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể (Jn 6:48).
GiỜ MANG CHIỀU KÍCH PHỤNG VỤ
Nếu "giờ" của Đức Kitô được liên kết với các sự kiện lịch sử trong Cuộc Thương Khó của Người, nó còn vươn tới việc tưởng nhớ trong phụng vụ về các sự kiện này trong đời sống của Giáo Hội. Nhiều xác chứng về "giờ" của Chúa Giêsu từ đó được kết nối với việc phụng tự Kitô giáo.
l. Trong Jn 2: 4, Chúa Giêsu đáp trả điều thỉnh cầu của Đức Mẹ về rượu bằng một lời khó hiểu "Giờ của tôi chưa đến." Tiền đề tiềm ẩn ở đây, có vẻ như là, khi “giờ” vẫn đang xa xôi này cuối cùng sẽ đến, Người kỳ vọng sẽ cung cấp chan hòa loại rượu ngon nhất (Jn 2: 10). Điều này có thể được đọc như là một ám chỉ đến phụng vụ, nơi mọi tín hữu trên toàn thế giới tụ họp lại để thờ phượng Đấng Kitô khi Người đổ chính mình Người vào chén thánh thể trong hình dấu rượu nhìn thấy được.
2. Trong Jn 4: 21-23, Chúa Giêsu khẳng định rằng "giờ" đang đến của Người hoàn toàn liên hệ đến nghi thức phụng vụ và không phải chỉ với bất kỳ sự thờ phượng nào, nhưng một sự thờ phượng trong tinh thần suy tôn Đức Chúa Cha, trổi vượt hơn bất kỳ mọi sự thờ phượng được biết đến trước đây ở Samaria, hoặc thậm chí ở Israel! Sự thờ phượng đặc thù của "giờ" ở đây sẽ không bị hạn chế vào địa điểm đặc biệt là núi thánh, nhưng sẽ thực sự nâng tín hữu lên đến một tầm cao mới trên thiên quốc trong Chúa Thánh Thần (Rev 1:10, chương 4 và 5).
3. Trong Jn 5:25-29, Chúa Giêsu nhìn đến "giờ" của mình như là một thời điểm khi những người đã chết sẽ nghe tiếng của mình và sống trở lại. Điều này, cũng thế, có các kết nối với các nghi thức phụng vụ, nơi Đức Kitô vẫn tiếp tục nói thông qua Kinh Thánh và thức tỉnh các linh hồn đang bị chìm đắm trong tội lỗi.
4. Cuối cùng, "giờ" của Đức Kitô sẽ đem lại một mùa gặt cho các tín hữu từ mọi quốc gia, bởi vì Chúa Giêsu, như một hạt lúa mì đã chết và được chôn trong đất, khíến cho Israel và mỗi quốc gia nảy mầm thành cuộc sống mới (Jn 12:20-24). Ân phúc này có được không chỉ thông qua cái chết của Đức Kitô, mà còn thông qua sự sống lại và nhân tính được tôn vinh của Người, đó là hạt lúa mì trở nên "bánh sự sống" cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể (Jn 6:48).
Hai chiều kích của "giờ" là thành phần của một Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Do đó,chúng ta không thể đặt ra một phân cách giữa lịch sử và phụng vụ, giữa lễ vật hy tế của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha trên Thánh Giá và lễ vật bí tích của Đức Kitô ban cho chúng ta trong phụng vụ. Điều này đã được ghi nhận trong Giáo Hội sơ khai, nơi mà "giờ" của Chúa Giêsu không chỉ gợi đến cuộc khổ nạn và cái chết của Người, nhưng, như trong các nghi lễ cổ xưa của Thánh Gia cô bê và Thánh Mác cô, ý niệm "giờ này" còn diễn tả lại Cuộc Thương Khó trong cử hành Thánh Thể.
Kết hợp với các tham chiếu về Bí tích Rửa tội (Jn 3:5), Bí tích Thánh Thể (Jn 6:35-58), và Bí tích Hòa giải (Jn 20:23), chúng ta thấy trong Phúc Âm Gioan, "giờ" của Chúa Giêsu diễn mở trong Tuần Thánh cũng kéo dài trong suốt hàng thế kỷ và trên toàn thế giới khi Kitô hữu cử hành việc tưởng nhớ các mầu nhiệm thiêng liêng của "giờ" nói ở đây trong phụng vụ thánh của Giao Ước Mới.
(Nguồn: Ignatius Catholic Study Bible)
Sunday, March 20, 2011
Biến Hình (Mt 17: 1-9)
1-13. Nhận thức rằng cái chết của Người sẽ làm nản lòng các môn đệ, Chúa Giêsu đã cảnh báo và tiết lộ cho họ biết trước. Trước các tiết lộ này, Người muốn hai trong ba cột trụ tương lai của Gíáo Hội (cf Gal 2:9) mục kích sự biến hình của Người và qua đó nhìn thoáng thấy vinh quang và vẻ uy nghi đường bệ mà bản chất loài người thánh thiện của người được phú cho trên thiên quốc.
Lời xác nhận của Chúa Cha (v.5), bày tỏ trong cùng những từ ngữ mà Chúa Cha đã dùng lúc Đức Kitô chịu phép rửa (cf. Mt 3:17), tỏ lộ cùng ba tông đồ, rằng Đúc Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là Người Con yêu dấu, chính Người là Thiên Chúa. Cùng với những từ này - cũng đã được phán ra tại phép rửa của Đức Kitô - người thêm vào, "hãy nghe lời Người", như để chỉ cho biết Đức Giêsu cũng là vị tiên tri cao trọng nhất đã được ông Môisen tiên báo trước (cf. Deut 18: 15-18).
3. Môisen và Elia là hai vị đại diện tiêu biểu quan trọng nhất của Cựu Ước - Lề Luật và các Tiên Tri. Sự kiện Đức Kitô chiếm ngự ở vị trí trung tâm nói lên sự trổi bật của Người trên hai vị này.
Thoáng nhìn rực rỡ này về vinh quang thiên tính đã đủ để làm cho các tông đồ sung sướng vô ngần; họ đã quá vui mừng đến nỗi Phêrô đã không giữ được niềm ao ước kéo dài cảm nghiệm này.
5. Trong Đức Kitô Thiên Chúa nói với toàn thể loài người; qua Giáo Hội âm vang của Người vang dội trong muôn thế hệ: "Giáo Hội không ngừng lắng nghe những lời của người. Giáo Hội liên tục đọc lại lời của người. Với sự tận tụy sâu sắc nhất, Gíao Hội tái cấu trúc mỗi một chi tiết trong đời sống của Người. Những lời này cũng được lắng nghe bởi những người không phải là Kitô hữu. Đời sống của Đức Kitô cũng nói với đông đảo những người đã không thể lặp lại cùng với Phêrô, 'Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' (Mt 16: 16).
Chính Người, Con Thiên Chúa hằng sống, cũng nói với nhân loại như là một Con Người: chính đời sống của người nói, với bản tính nhân loại của người, lòng trung thực với sự thật của người, tình yêu thương bao la của người. Hơn nữa, cái chết trên Thánh Giá của người nói - điều này diễn tả chiều sâu bí hiểm về những nỗi đau khổ và sự bỏ rơi của người. Giáo Hội không bao giờ ngừng hồi tưởng lại cái chết trên Thánh Giá và sự sống lại của người, là những gì tạo nên nội dung đời sống hằng ngày của Giáo hội.[...].
Giáo Hội sống mầu nhiệm của người, kín múc không mỏi mệt từ mầu nhiệm này và hằng liên tục tìm kiếm các phương thế hầu đem các mầu nhiệm này của Chủ và Đức Chúa của Giáo Hội đến cho nhân loại, các quốc gia, các thế hệ, và mỗi một cá nhân con người" (Gioan Phaolô II, Redemptoris hominis, 7).
(nguồn: The Navarre Bible)
Lời xác nhận của Chúa Cha (v.5), bày tỏ trong cùng những từ ngữ mà Chúa Cha đã dùng lúc Đức Kitô chịu phép rửa (cf. Mt 3:17), tỏ lộ cùng ba tông đồ, rằng Đúc Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là Người Con yêu dấu, chính Người là Thiên Chúa. Cùng với những từ này - cũng đã được phán ra tại phép rửa của Đức Kitô - người thêm vào, "hãy nghe lời Người", như để chỉ cho biết Đức Giêsu cũng là vị tiên tri cao trọng nhất đã được ông Môisen tiên báo trước (cf. Deut 18: 15-18).
3. Môisen và Elia là hai vị đại diện tiêu biểu quan trọng nhất của Cựu Ước - Lề Luật và các Tiên Tri. Sự kiện Đức Kitô chiếm ngự ở vị trí trung tâm nói lên sự trổi bật của Người trên hai vị này.
Thoáng nhìn rực rỡ này về vinh quang thiên tính đã đủ để làm cho các tông đồ sung sướng vô ngần; họ đã quá vui mừng đến nỗi Phêrô đã không giữ được niềm ao ước kéo dài cảm nghiệm này.
5. Trong Đức Kitô Thiên Chúa nói với toàn thể loài người; qua Giáo Hội âm vang của Người vang dội trong muôn thế hệ: "Giáo Hội không ngừng lắng nghe những lời của người. Giáo Hội liên tục đọc lại lời của người. Với sự tận tụy sâu sắc nhất, Gíao Hội tái cấu trúc mỗi một chi tiết trong đời sống của Người. Những lời này cũng được lắng nghe bởi những người không phải là Kitô hữu. Đời sống của Đức Kitô cũng nói với đông đảo những người đã không thể lặp lại cùng với Phêrô, 'Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' (Mt 16: 16).
Chính Người, Con Thiên Chúa hằng sống, cũng nói với nhân loại như là một Con Người: chính đời sống của người nói, với bản tính nhân loại của người, lòng trung thực với sự thật của người, tình yêu thương bao la của người. Hơn nữa, cái chết trên Thánh Giá của người nói - điều này diễn tả chiều sâu bí hiểm về những nỗi đau khổ và sự bỏ rơi của người. Giáo Hội không bao giờ ngừng hồi tưởng lại cái chết trên Thánh Giá và sự sống lại của người, là những gì tạo nên nội dung đời sống hằng ngày của Giáo hội.[...].
Giáo Hội sống mầu nhiệm của người, kín múc không mỏi mệt từ mầu nhiệm này và hằng liên tục tìm kiếm các phương thế hầu đem các mầu nhiệm này của Chủ và Đức Chúa của Giáo Hội đến cho nhân loại, các quốc gia, các thế hệ, và mỗi một cá nhân con người" (Gioan Phaolô II, Redemptoris hominis, 7).
(nguồn: The Navarre Bible)
Friday, March 18, 2011
Tạ ơn và Khích lệ (2 Tim 1: 8-10)
1: 8 người tù của Chúa: Phaolô hầu như đơn độc (4: 10-11) và bị xích lại như một tội phạm (2: 9), gợi cho biết đây không phải là lần bị cầm tù đầu tiên bởi người La Mã, khi ngài sống tiện nghi hơn trong tình trạng bị giam lỏng tại nhà, được quây quần bởi bạn bè và đám đông hằng nóng lòng lắng nghe ngài (Acts 28: 16:31). Rất có khả năng, điều này nói về lần cầm tù thứ hai do người La Mã, được chứng tỏ bởi các truyền thoại ban đầu về các chi tiết về cuối đời của Phaolô.
1:9 ơn thánh triệu: Sự cứu độ là một trình tự khởi sự bởi Thiên Chúa, qua đó ân sủng mà chúng ta được lãnh nhận là hoàn toàn nhưng không và không phải do bởi các công trạng của chúng ta (Rom 6:23). Đồng thời, Thiên Chúa gọi chúng ta cộng tác với ân sủng của Ngài để trở nên thánh thiện và vươn tiến về nhà của chúng ta trên thiên đàng (Phil 2:12; Heb 12: 14) [GLGC (CCC) 1996,2008]. từ muôn thưở: Kế hoạch cứu độ ngày nay được tỏ lộ qua các biến cố lịch sử trong đời sống Đức Kitô, đã được đề ra trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa trước khi mọi sự được tạo thành (Jn 17: 3-5; Eph 1:4)
Để tìm hiểu:
1. 1:8 Câu này nói về lần cầm tù nào của Phaolô? Làm sao chúng ta có thể biết được vì không được ghi lại trong Tân Ước?
2. 1:9 Bởi vì sự cứu độ là là một trình tự khởi sự bởi Thiên Chúa, Phaolô đã nói gì về ân sủng mà chúng ta nhận được cho sự cứu độ? Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta làm gì? Kế hoạch cứu độ đã ở trong ý định của Thiên Chúa từ bao lâu?
Để thực hành:
Nếu bạn bị kết án là Kitô hữu, liệu có đủ bằng cớ không? (nghĩ về các Thánh Tử Đạo). Có khi nào sự sợ hãi và xấu hổ ngăn cản bạn làm chứng về đức tin của mình không? ( trong đời sống thường ngày của bạn và có thể liên hệ xa hơn về hiện tình ngày hôm nay tại Pakistan và Trung Hoa, cũng như tại Việt Nam). Bạn đã làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi đó?
(Nguồn: Ignatius Catholic Study Bible)
1:9 ơn thánh triệu: Sự cứu độ là một trình tự khởi sự bởi Thiên Chúa, qua đó ân sủng mà chúng ta được lãnh nhận là hoàn toàn nhưng không và không phải do bởi các công trạng của chúng ta (Rom 6:23). Đồng thời, Thiên Chúa gọi chúng ta cộng tác với ân sủng của Ngài để trở nên thánh thiện và vươn tiến về nhà của chúng ta trên thiên đàng (Phil 2:12; Heb 12: 14) [GLGC (CCC) 1996,2008]. từ muôn thưở: Kế hoạch cứu độ ngày nay được tỏ lộ qua các biến cố lịch sử trong đời sống Đức Kitô, đã được đề ra trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa trước khi mọi sự được tạo thành (Jn 17: 3-5; Eph 1:4)
Để tìm hiểu:
1. 1:8 Câu này nói về lần cầm tù nào của Phaolô? Làm sao chúng ta có thể biết được vì không được ghi lại trong Tân Ước?
2. 1:9 Bởi vì sự cứu độ là là một trình tự khởi sự bởi Thiên Chúa, Phaolô đã nói gì về ân sủng mà chúng ta nhận được cho sự cứu độ? Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta làm gì? Kế hoạch cứu độ đã ở trong ý định của Thiên Chúa từ bao lâu?
Để thực hành:
Nếu bạn bị kết án là Kitô hữu, liệu có đủ bằng cớ không? (nghĩ về các Thánh Tử Đạo). Có khi nào sự sợ hãi và xấu hổ ngăn cản bạn làm chứng về đức tin của mình không? ( trong đời sống thường ngày của bạn và có thể liên hệ xa hơn về hiện tình ngày hôm nay tại Pakistan và Trung Hoa, cũng như tại Việt Nam). Bạn đã làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi đó?
(Nguồn: Ignatius Catholic Study Bible)
Thursday, March 17, 2011
Lời kêu gọi của Thiên Chúa và sự đáp ứng của Abraham (Gen 12: 1-4a)
Có rất ít chuẩn bị cho lời kêu gọi của Abram (Abram và Abraham là những tên khác nhau, cũng như Sarai và Sarah, để chỉ về mối liên hệ mới đối với TC từ kết quả của giao ước). Lời hứa của TC đối với Abram biểu trưng một giai đoạn mới trong trình thuật về Yavê. Trước đây ta thấy trình thuật này nói chung về toàn thể nhân loại, nay chúng ta tập trung vào một cá nhân, chẳng bao lâu sẽ thành một gia đình, và sau cùng là một quốc gia.
Sự lựa chọn Abram vẫn là một điều bí ẩn, hoàn toàn nằm trong khởi ý của TC. Lời hứa của TC được chiếm ưu thế bởi từ ngữ "chúc phúc" (năm lần). Những điều TC hứa với Abram sẽ được chứng minh là các dấu hiệu về ơn huệ của TC và nguồn hạnh phúc cho chính Abram. Để trở thành một quốc gia vĩ đại, Abram sẽ cần hậu duệ và đất đai. Danh của Abram có được nhờ kết quả của lòng tin cẩn của ông vào Đấng Yavê, không như trong trường hợp của câu chuyện Tháp Babel, bằng cách tự tạo tên cho mình. Yếu tố cuối cùng trong lời hứa của TC, lời hứa về tất cả mọi dân nước trên địa cầu đều tìm thấy phúc lộc từ Abram, nghĩa là Abram như là mẫu mực phúc lành của TC. Cuối cùng, điều được hiểu là Israel thực sự là trung gian hay biểu trưng cho sự chúc lành của TC đến thế gian (Sir 44:21)
(nguồn: The Collegeville Bible Commentary)
Sự lựa chọn Abram vẫn là một điều bí ẩn, hoàn toàn nằm trong khởi ý của TC. Lời hứa của TC được chiếm ưu thế bởi từ ngữ "chúc phúc" (năm lần). Những điều TC hứa với Abram sẽ được chứng minh là các dấu hiệu về ơn huệ của TC và nguồn hạnh phúc cho chính Abram. Để trở thành một quốc gia vĩ đại, Abram sẽ cần hậu duệ và đất đai. Danh của Abram có được nhờ kết quả của lòng tin cẩn của ông vào Đấng Yavê, không như trong trường hợp của câu chuyện Tháp Babel, bằng cách tự tạo tên cho mình. Yếu tố cuối cùng trong lời hứa của TC, lời hứa về tất cả mọi dân nước trên địa cầu đều tìm thấy phúc lộc từ Abram, nghĩa là Abram như là mẫu mực phúc lành của TC. Cuối cùng, điều được hiểu là Israel thực sự là trung gian hay biểu trưng cho sự chúc lành của TC đến thế gian (Sir 44:21)
(nguồn: The Collegeville Bible Commentary)
Monday, March 14, 2011
Cơn Cám dỗ thứ ba và cuối cùng
Qủy đưa Chúa Giêsu lên núi cao, cho Người thấy mọi vương quốc trên địa cầu và hào quang của chúng và đề nghị tặng Người vương vị của thế gian. Chẳng phải sứ vụ của Đấng Messiah là chính xác như thế sao? Chẳng phải Người sẽ là Vua của vũ trụ, người sẽ thâu tóm toàn thể trái đất vào thành một vương quốc hòa bình và an lạc sao?
Vương quốc của TC không phải là quyền lực chính trị.
Trong trình thuật Thương Khó của Chúa Giêsu, Philatô đưa ra cho dân chúng lựa chọn giữa Chúa Giêsu và Barabbas. Nhưng Barabbas là ai? Barabbas là một tên cướp (Jn 18:40). Nhưng từ "tên cướp" trong bối cảnh chính trị Palestine vào thời đại đó đồng nghĩa với "kháng chiến quân" (cf Mk 15:7). Barabbas có lẽ là thủ lãnh của cuộc nổi dậy.
Một cách khác, Barabbas là hình ảnh của một đấng cứu độ. Sự chọn lựa ở đây không phải là ngẫu nhiên; hai Đấng cứu độ, hai hình dạng cứu độ. Về ngữ nghĩa, Bar-Abbas có nghĩa là "con của cha" (Abbas=Cha). Barabbas ở đây là bản sao (alter ego) của Giêsu.
Thành ra sự lựa chọn giữa một Đấng Cứu Độ, người lãnh đạo chiến tranh vũ khí, người thề hứa sẽ đem tự do cho tất cả, (và một thế giới đại đồng), và một vương quốc riêng cho mọi người, và một Giêsu huyền bí, người công bố phải tự huỷ mình đi để có được sự sống đời đời. Có gì ngạc nhiên khi đám đông chọn Barabbas không?
Điều này liên quan đến sự trông chờ của chúng ta từ những hành động của Đấng Cứu Thế.
Giờ đây, thật thế điều này dẫn tới vấn nạn vĩ đại hằng đi theo chúng ta trong toàn bộ cuốn sách: Đức Giêsu thực sự đã mang lại điều gì: nếu không phải là hoà bình thế giới, sự phồn thịnh cho hoàn vũ và một thế giới tốt đẹp hơn? Người đã mang tới điều gì?
Câu trả lời rất đơn giản: Thiên Chúa.
Người đã mang lại Thiên Chúa đã dần dà tỏ lộ trước hết với Abraham rồi đến Môisen và các Tiên tri và rồi trong Văn tự Khôn ngoan. Đây là Thiên Chúa, Chúa của Abraham, Isaac, và Jacob, Thiên Chúa thật, mà Ngài đã mang đến cho mọi quốc gia trên địa cầu.
Vương quốc của TC không phải là quyền lực chính trị.
Trong trình thuật Thương Khó của Chúa Giêsu, Philatô đưa ra cho dân chúng lựa chọn giữa Chúa Giêsu và Barabbas. Nhưng Barabbas là ai? Barabbas là một tên cướp (Jn 18:40). Nhưng từ "tên cướp" trong bối cảnh chính trị Palestine vào thời đại đó đồng nghĩa với "kháng chiến quân" (cf Mk 15:7). Barabbas có lẽ là thủ lãnh của cuộc nổi dậy.
Một cách khác, Barabbas là hình ảnh của một đấng cứu độ. Sự chọn lựa ở đây không phải là ngẫu nhiên; hai Đấng cứu độ, hai hình dạng cứu độ. Về ngữ nghĩa, Bar-Abbas có nghĩa là "con của cha" (Abbas=Cha). Barabbas ở đây là bản sao (alter ego) của Giêsu.
Thành ra sự lựa chọn giữa một Đấng Cứu Độ, người lãnh đạo chiến tranh vũ khí, người thề hứa sẽ đem tự do cho tất cả, (và một thế giới đại đồng), và một vương quốc riêng cho mọi người, và một Giêsu huyền bí, người công bố phải tự huỷ mình đi để có được sự sống đời đời. Có gì ngạc nhiên khi đám đông chọn Barabbas không?
Điều này liên quan đến sự trông chờ của chúng ta từ những hành động của Đấng Cứu Thế.
Giờ đây, thật thế điều này dẫn tới vấn nạn vĩ đại hằng đi theo chúng ta trong toàn bộ cuốn sách: Đức Giêsu thực sự đã mang lại điều gì: nếu không phải là hoà bình thế giới, sự phồn thịnh cho hoàn vũ và một thế giới tốt đẹp hơn? Người đã mang tới điều gì?
Câu trả lời rất đơn giản: Thiên Chúa.
Người đã mang lại Thiên Chúa đã dần dà tỏ lộ trước hết với Abraham rồi đến Môisen và các Tiên tri và rồi trong Văn tự Khôn ngoan. Đây là Thiên Chúa, Chúa của Abraham, Isaac, và Jacob, Thiên Chúa thật, mà Ngài đã mang đến cho mọi quốc gia trên địa cầu.
Cơn Cám dỗ thứ hai
Tiếp tục cô đọng tư tưởng của ĐTC B16: Trong ba Cám dỗ thì Cám dỗ thứ hai là khó hiểu nhất. Điều khởi sắc đầu tiên là ma quỷ đã dùng Thánh Kinh để gài Chúa Giêsu vào bẫy. Ma quỷ dùng Thánh Vịnh 91: 11f nói về sự chở che của TC. Ma quỷ ở đây tỏ ra là chuyên gia về Thánh Kinh.
Việc chú giải Thánh Kinh có thể trở thành công cụ cho Antichrist. Có những chú giải Thánh Kinh đã được dùng để hủy hoại hình ảnh của Chúa Giêsu và phá nát đức tin. Thực hành phổ biến ngày nay là dùng quan điểm trần thế để đo lường Thánh Kinh. Và như thế Thánh Kinh không còn nói về một TC hằng sống nữa mà chỉ có chính chúng ta nói và quyết định điều gì Chúa có thể làm và chúng ta sẽ làm gì và phải làm gì.
Vấn đề được mở ra trong câu trả lời của Chúa Giêsu, cũng lấy ra từ sách Đệ Nhị Luật:" Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là TC của ngươi." nhắc đến câu chuyện người Do Thái gần bị tiêu diệt vì chết khát trong sa mạc khi chống lại ông Môisen.
Chúng ta cũng đã có cảm nghiệm về điều này: Chúa phải được thí nghiệm, như mọi loại sản phẩm khác. Nếu Chúa không cho ta sự che chở như đã hứa thì ngài không phải là Chúa.
Tư duy như thế là biến người đó thành Chúa.
Từ bối cảnh này chúng ta có thể nhìn về Thánh Giá: Chúa Giêsu không gieo mình xuống từ đỉnh cao của Đền Thờ. Ngài không nhảy xuống lòng vực thẳm. Ngài không thử thách TC. Nhưng Ngài xuống ngục thẳm sự chết, đi vào đêm tối của sự ruồng bỏ và vào cô đơn mất tự vệ. Ngài tiến vào bước nhảy này như là một cử chỉ yêu thương của TC đối với loài người. Và Ngài biết rằng, chung cục, khi Ngài nhảy, Ngài chỉ có rơi vào bàn tay nhân ái của Chúa Cha.
Việc chú giải Thánh Kinh có thể trở thành công cụ cho Antichrist. Có những chú giải Thánh Kinh đã được dùng để hủy hoại hình ảnh của Chúa Giêsu và phá nát đức tin. Thực hành phổ biến ngày nay là dùng quan điểm trần thế để đo lường Thánh Kinh. Và như thế Thánh Kinh không còn nói về một TC hằng sống nữa mà chỉ có chính chúng ta nói và quyết định điều gì Chúa có thể làm và chúng ta sẽ làm gì và phải làm gì.
Vấn đề được mở ra trong câu trả lời của Chúa Giêsu, cũng lấy ra từ sách Đệ Nhị Luật:" Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là TC của ngươi." nhắc đến câu chuyện người Do Thái gần bị tiêu diệt vì chết khát trong sa mạc khi chống lại ông Môisen.
Chúng ta cũng đã có cảm nghiệm về điều này: Chúa phải được thí nghiệm, như mọi loại sản phẩm khác. Nếu Chúa không cho ta sự che chở như đã hứa thì ngài không phải là Chúa.
Tư duy như thế là biến người đó thành Chúa.
Từ bối cảnh này chúng ta có thể nhìn về Thánh Giá: Chúa Giêsu không gieo mình xuống từ đỉnh cao của Đền Thờ. Ngài không nhảy xuống lòng vực thẳm. Ngài không thử thách TC. Nhưng Ngài xuống ngục thẳm sự chết, đi vào đêm tối của sự ruồng bỏ và vào cô đơn mất tự vệ. Ngài tiến vào bước nhảy này như là một cử chỉ yêu thương của TC đối với loài người. Và Ngài biết rằng, chung cục, khi Ngài nhảy, Ngài chỉ có rơi vào bàn tay nhân ái của Chúa Cha.
Ba Cơn cám dỗ
- Thuan said...
- Chào Cha và Quý ACE, Hôm nay nghe Cha kêu gọi trong Thánh Lễ nên liều mình vào đây chia sẻ vài ý tưởng của bài Phúc Âm, mặc dù đã vào thăm trang này rất nhiều lần mà chưa thấy ai chia sẻ!(FX P.B.Thuận): 1.Tại sao Chúa Giêsu phải chịu cám dỗ? Có lẽ cũng như một số ACE,câu hỏi này cứ đeo đẳng Thuận rất nhiều năm cho đến khi tìm được câu trả lời ngắn gọn do ĐGH B16 trong Jesus of Nazareth I (p 26): "Đó là cuộc 'hạ ngục' tiến vào hiểm họa hằng vây bọc loài người, vì chẳng còn cách nào khác hơn để vực dậy nhân loại sa đọa. Chúa Giêsu phải đi vào kịch cảnh hiện hữu của lòai người, bởi vì điều đó thuộc về cốt lõi sứ vụ của mình, Người phải xâm nhập cách trọn vẹn, xuống đến những bề sâu tận cùng, để tìm được những 'con chiên lạc', hầu cõng trên vai và mang về nhà" "Kinh Tin Kính nói về Chúa Giêsu 'xuống ngục Tổ Tông (into hell)'. Sự xuống ngục này không chỉ xảy ra trong và sau cái chết của Người, nhưng luôn đi cùng với Người trong toàn bộ hành trình của Người. Người phải thâu tóm lại lịch sử từ thuở khởi đầu - từ Adam về sau, Người phải xuyên qua hết, chịu đựng tất thảy, toàn bộ của nó, để biến đổi nó."
- March 13, 2011 9:15 PM
Ba Cơn Cám dỗ
Trong thời của Chúa Giêsu, con số 40 là biểu tượng phong phú của Israel. Dân Israel lang thang 40 năm trong sa mạc, vừa chịu cám dỗ vừa được gần gủi với TC. Ông Môisen ở trên Núi Sinai 40 ngày trước khi nhận được Giao Ước. Ông Abraham mất 40 ngày và đêm trên đường đi lên Núi Horeb để sát tế con của mình. Các Gíáo Phụ (Fathers of the Church) bàn về con số 40 như là biểu trưng số của thế gian. Bốn "phương" bao trùm toàn thế giới, và Mười là con số của các Điều Răn. Bốn phương của vũ trụ nhân lên với Mười Điều răn trở thành một biểu trưng về toàn bộ lịch sử của thế giới.
1. "Nếu ông là Con TC, hãy truyền cho các hòn đá này thành bánh đi" (Mt 4:3). Nếu ông là Con TC, chúng ta sẽ nghe lại lời này từ miệng những người qua đường mỉa mai từ dưới chân Thánh Giá: "Nếu ông là Con TC, hãy xuống khỏi Thánh Giá đi" (Mt 27:40). Đức Kitô bị thách thức để trưng bày bằng cớ.
Và chúng ta cũng làm những đòi hỏi y như thế đối với TC và Đức Kitô và GH của Người suốt khắp toàn bộ lịch sử. "Nếu Chúa hiện hữu", chúng ta nói, "thì Chúa phải tỏ mình ra. Chúa phải vạch mây che mờ Ngài đi và cho chúng tôi sự tỏ tường mà chúng tôi đáng phải có".
"Hãy truyền cho hòn đá này thành bánh đi" (Lk 4: 3).
Có điều gì thê thảm hơn, có điều gì phản chứng về niềm tin có hiện hữu một TC nhân lành và một Đấng Cứu Chuộc hơn là một thế giới đói khát. Có phải việc đầu tiên mà Đấng Cứu Chuộc phải làm là đem bánh đến để dứt cảnh đói cho thế gian không nào?
Điều khá dễ hiểu là chủ nghiã Marxism đã dùng điều này làm lời hứa cứu độ của họ: "sỏi đá sẽ biến thành cơm" (sa mạc sẽ biến thành bánh).
ĐGH B16 nhắc lại hai dụ ngôn ở đây: bánh hóa ra nhiều và hạt giống chết đi mang lại nhiều hoa quả. Chúa Giêsu đã trở thành bánh không bao giờ vơi cạn cho chúng ta trong phépThánh Thể. Từ đó chúng ta có thể hiểu được khi Chúa Giêsu dùng Cựu Ước (Deut 8:3) để trả lời : "Con người không chỉ sống riêng bởi bánh, nhưng bằng lời do miệng TC phán ra". Chúng ta chỉ có thể tìm thấy được Chúa khi tâm lòng ta "xuất hành" ra khỏi "Đất Ai Cập", nghĩa là, ta bắt buộc phải chống trả những ảo tưởng từ những triết lý sai lầm. Vâng lời TC trước rồi sau đó ta mới có thể cung cấp bánh cho hết thảy.
1. "Nếu ông là Con TC, hãy truyền cho các hòn đá này thành bánh đi" (Mt 4:3). Nếu ông là Con TC, chúng ta sẽ nghe lại lời này từ miệng những người qua đường mỉa mai từ dưới chân Thánh Giá: "Nếu ông là Con TC, hãy xuống khỏi Thánh Giá đi" (Mt 27:40). Đức Kitô bị thách thức để trưng bày bằng cớ.
Và chúng ta cũng làm những đòi hỏi y như thế đối với TC và Đức Kitô và GH của Người suốt khắp toàn bộ lịch sử. "Nếu Chúa hiện hữu", chúng ta nói, "thì Chúa phải tỏ mình ra. Chúa phải vạch mây che mờ Ngài đi và cho chúng tôi sự tỏ tường mà chúng tôi đáng phải có".
"Hãy truyền cho hòn đá này thành bánh đi" (Lk 4: 3).
Có điều gì thê thảm hơn, có điều gì phản chứng về niềm tin có hiện hữu một TC nhân lành và một Đấng Cứu Chuộc hơn là một thế giới đói khát. Có phải việc đầu tiên mà Đấng Cứu Chuộc phải làm là đem bánh đến để dứt cảnh đói cho thế gian không nào?
Điều khá dễ hiểu là chủ nghiã Marxism đã dùng điều này làm lời hứa cứu độ của họ: "sỏi đá sẽ biến thành cơm" (sa mạc sẽ biến thành bánh).
ĐGH B16 nhắc lại hai dụ ngôn ở đây: bánh hóa ra nhiều và hạt giống chết đi mang lại nhiều hoa quả. Chúa Giêsu đã trở thành bánh không bao giờ vơi cạn cho chúng ta trong phépThánh Thể. Từ đó chúng ta có thể hiểu được khi Chúa Giêsu dùng Cựu Ước (Deut 8:3) để trả lời : "Con người không chỉ sống riêng bởi bánh, nhưng bằng lời do miệng TC phán ra". Chúng ta chỉ có thể tìm thấy được Chúa khi tâm lòng ta "xuất hành" ra khỏi "Đất Ai Cập", nghĩa là, ta bắt buộc phải chống trả những ảo tưởng từ những triết lý sai lầm. Vâng lời TC trước rồi sau đó ta mới có thể cung cấp bánh cho hết thảy.
Subscribe to:
Posts (Atom)